Lý do vì sao gà bị khô chân ? Nguyên nhân và cách điều trị

gà bị khô chân

Gà bị khô chân rất phổ biến xảy ra ở gà. Kể cả gà con mới nở hay gà trưởng thành đều sẽ có nguy cơ bị khô chân. Nếu khi gà bị như vậy nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các loại bệnh. Làm cho tỷ lệ tử vong ở gà tăng lên.

Trong bài viết này, bạn sẽ biết được nguyên nhân và cách điều trị gà khô chân. Cùng tìm hiểu hết để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé!

Nguyên nhân làm cho gà bị khô chân

Bạn là một chủ nuôi gà, bạn có biết gà thường mắc phải bệnh khô chân là lúc nào không? Thông thường, khi gà bị khô chân là vào giai đoạn mới nở từ 2 đến 15 ngày và cả khi gà đạt trọng lượng trên 1kg. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khô chân ở gà đó là do cơ thể gà mất nước quá nhiều. Cụ thể như sau:

Ở giai đoạn gà con mới nở

Gà con ở giai đoạn ấp trứng thì trong vài ngày đầu rất khó bị bệnh. Nhưng nếu trong quá trình vận chuyển từ trại giống đến chuồng về nuôi úm không đảm bảo kỹ thuật. Thì chỉ sau vài ngày nuôi thì gà con sẽ có biểu hiện khô chân.

Xem Thêm  Cách nuôi gà chọi mau lớn để làm giàu chỉ trong ‘chớp mắt’

Lúc nuôi úm, đa số gà con đều sẽ bị khô chân do số lượng gà quá nhiều. Nhiệt độ môi trường và bên trong chuồng nuôi úm cũng rất cao. Nên rất dễ dàng xảy ra tình trạng mất nước.

Ngoài ra, cũng do người nuôi không cung cấp đủ nước hoặc máng nước không hợp lý khiến gà con không uống được. Do đó cũng sẽ xuất hiện tình trạng gà bị khô chân. Hoặc có khi là gà con bị bệnh ỉa chảy. di chuyển từ phôi nên sẽ rất yếu ớt, mất nước.

Môi trường nuôi úm gà con không sạch sẽ, phân gà không được xử lý. Cũng là nguyên nhân làm cho gà con bị bệnh thương hàn làm mất sức đề kháng dẫn đến dấu hiệu khô chân, khô mỏ và chết non.

gà bị khô chân
Ở gà mới nở

Xem thêm : Hướng dẫn cách nuôi gà lai chọi nhanh lớn đá hay

Giai đoạn gà đã có trọng lượng trên 1kg

Nguyên nhân khô chân chủ yếu đối với giai đoạn gà này là do không được cung cấp đủ nước. Chế độ ăn và uống không phù hợp cũng khiến gà thiếu và mất dinh dưỡng. 

Bên cạnh đó, gà ăn nhiều chất cơ và có biểu hiện bội thức, nước uống hoặc bị nghẽn đường ruột,… cũng sẽ có khả năng gà bị khô chân cao. 

Ngoài ra, chủ nuôi không cho gà thực hiện đúng lịch tiêm vacxin hoặc thuốc đề phòng bệnh. Nên gà có khả năng mắc các bệnh như thương hàn, bạch lỵ, bệnh newcastle (bệnh gà rù), bệnh tụ huyết trùng,… Khi đó tình trạng khô chân cũng sẽ xuất hiện.

Xem Thêm  Giống gà Nam Mỹ và 5 điều cần biết - Yêu gà đá
gà bị khô chân
Gà trưởng thành

Hướng dẫn cách điều trị bệnh gà bị khô chân

Cách chữa trị bệnh khi gà bị khô chân cũng rất dễ dàng. Các chủ nuôi cần chú ý để giảm thiểu tỷ lệ tử vong của gà nhé:

Trị gà bị khô chân ở gà mới nở

Khi gà con bị khô chân, chủ nuôi cần cách ly những con có biểu hiện bệnh để theo dõi và điều trị. Tránh sự lây lan sang cản đàn.

Cần phải duy trì mức nhiệt độ úm thích hợp, thường xuyên kiểm tra biểu hiện hàng ngày của gà trong chuồng úm. Luôn duy trì mật độ 60-100 con gà/bóng tùy theo mùa. Bóng cũng cần treo cách mặt đất từ 50-60cm.

Chủ nuôi khung nên úm gà với mật độ quá cao. Đồng thời cần phải thay đổi diện tích úm gà theo từng ngày để gà con phát triển. 

Cần treo máng uống nước đúng cách, đủ số lượng. Thông thường, với 400 con gà con thì sẽ cần 6 máng uống 2-4 lít.

Thức ăn cho gà phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ đạm.

Khi gà có biểu hiện khô chân, chủ nuôi cần dùng thuốc Florfenicol 4% hoặc Trimethoprim + Sulfamethoxazole trộn vào nước uống hoặc thức ăn của gà trong vòng 5 ngày đêm liên tục.

gà bị khô chân
Trị bệnh gà khô chân

Xem thêm : Xem tướng chân gà khét đánh đâu thắng đó – Yeugada

Điều trị bệnh gà trưởng thành bị khô chân

Khi gà trưởng thành bị khô chân, cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Pharmequin, Pharamox, Ampicol với liều lượng là 1g/1 lít nước sạch. Pha vào nước để gà uống. Hoặc có thể dùng Pharcolivet liều lượng 10g/2,5 lít pha nước cho gà uống. Cứ duy trì sử dụng liên tục từ 4-5 ngày đêm để gà hết bệnh và khống chế sự lây lan.

Xem Thêm  Chia sẻ bí quyết chọn gà mái chọi để đúc chiến kê - Yeugada

Cách để phòng bệnh khi gà bị khô chân

Để tránh việc đàn gà bị khô chân chướng diều, khô mỏ. Và cải thiện được sức đề kháng của gà. Các chủ nuôi cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh sau:

  • Thực hiện đúng, tốt nhất về 3 khâu ăn sạch – uống sạch – ở sạch cho gà. Nguồn thức ăn cần phải có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và không có tình trạng bị ôi thiu. 
  • Cần thực hiện nghiêm ngặt trong việc phòng bệnh cho gà bằng vacxin theo từng giai đoạn, đúng liều đúng lượng và đúng yêu cầu kỹ thuật.
  • Khi gà bị khô chân thì ngay lập tức cho gà cách ly để theo dõi và chữa trị. Không được phát tán vận chuyển gà bị bệnh ra khỏi khu vực đã nhiễm bệnh.
  • Luôn thường xuyên sát trùng và vệ sinh chuồng trại, bờ tường và xung quanh chuồng trước khi thả gà vào.
  • Nếu là chuồng đang nuôi gà trên 30 ngày tuổi thì cứ 2-3 tuần phải phun sát trùng bằng formol 2% hoặc dipterex 6,5g/lít nước vào mọi ngóc ngách trong chuồng.
  • Mật độ nuôi phải đạt chuẩn, không quá tải để giúp không khí lưu thông tốt cho gà.
gà bị khô chân
Phòng tránh bệnh gà khô chân

Gà bị khô chân là rất dễ gặp vì thế các chủ nuôi cần phải biết được nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời. Để hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh đến cả đàn gà của mình. Bên cạnh đó, phòng chữa bệnh luôn là điều cần thiết để bảo vệ đàn gà. Nên chủ nuôi hãy chú ý và tuân thủ nhé!

Tham khảo thêm :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *