Cách chữa trị cho gà chọi bị khò khè sau khi chiến đấu

gà chọi bị khò khè

Sau khi chiến đấu, nhiều chú gà chọi thường có triệu chứng bị khò khè. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sẽ mang đến hậu quả nặng về sau nếu gà không được chữa trị. Gà chọi bị khò khè sau khi chiến đấu là do những nguyên nhân nào? Cách chữa trị của loại bệnh này ở gà như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những thông tin hay ho nhé!

Gà chọi bị khò khè sau khi chiến đấu là do những nguyên nhân nào?

Sau khi các chiến kê chiến đấu xong, thì sẽ luôn có những vết thương trên cơ thể. Thấy vậy nên nhiều chủ gà thường không dám đụng đến gà cửa mình vì sợ chúng đau. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc vết thương càng lâu lành. Đặc biệt là sẽ tiềm tàng nguy cơ nhiễm các bệnh cao hơn. 

Ngoài ra, khi gà chọi bị mất sức sau khi chiến đấu sẽ dễ bị lên đờm. Dẫn đến tình trạng gà chọi bị khò khè. Nếu người nuôi không biết cách chăm sóc hoặc để gà chọi ngủ ở những chỗ lạnh. Thì không chỉ triệu chứng khò khè do đờm mà chú gà còn sẽ bị nhiều triệu chứng khác nữa. Hậu quả có thể làm cho gà mất đi sức chiến đấu, thậm chí lúc bệnh trở nặng sẽ làm gà chết đi.

Xem Thêm  Tổng hợp cách đúc gà theo màu lông hiểu quả nhất năm 2022
gà chọi bị khò khè
Nguyên nhân gà chọi sau khi thi đấu bị khò khè

Xem thêm : Top hình ảnh gà chọi đẹp nhất năm 2022

Triệu chứng điển hình của gà chọi bị khò khè

Lúc này, gà chọi sẽ có nhiều triệu chứng đi kèm, đòi hỏi người nuôi cần phải quan sát kỹ. Đồng thời đưa ra phương án chữa trị tốt nhất. Một số triệu chứng của gà chọi bị khò khè đi kèm gồm:

  • Gà chọi đi ngoài phân lỏng có màu trắng xanh: Triệu chứng khò khè ở gà do đờm thường sẽ đi kèm thêm nhiều triệu chứng khác. Như đi ngoài phân lỏng có màu xanh trắng. 
  • Gà thường có biểu hiện ủ rũ, kém hoạt động và lù đù: Việc khò khè dẫn đến gà bị hô hấp không thuận, điều này làm cho các chú gà thường ngại vận động. Chúng thường ủ rũ và thường đứng ở khu vực góc tường, góc chuồng. Đây có thể chính là do quá trình hô hấp, hoặc chúng đang lên cơn sốt. Mọi hoạt động của gà chọi dường như bị ngưng trệ hoàn toàn. Chỉ khi có những tác nhân bên ngoài tác động thì gà mới “miễn cưỡng” di chuyển. 
  • Gà bị rụng lông, xơ xác: Khi gà bị khò khè thường không đủ dưỡng chất và làm cho gà bị rụng lông và xơ xác. Đó là bởi vì không được gà rỉa sạch và chăm sóc với dầu từ phao câu. Đặc biệt ở vùng lông cánh và lông đuôi thì sẽ dễ bị rụng nhất. 
Xem Thêm  Bệnh đậu gà là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị ?
gà chọi bị khò khè
Triệu chứng khi gà chọi bị khò khè

Cách chăm sóc gà sau khi chiến đấu để phòng tránh bị khò khè

Đối với nhiều chú gà ham chiến và mạnh mẽ thì chúng thường dùng sức rất lớn khi chiến đấu nên cũng hay bị mất sức nhiều hơn. Vì thế, để tránh việc gà chọi bị khò khè thì bạn nên có những kỹ năng chăm sóc như:

  • Luôn lau chùi vệ sinh cho gà sạch sẽ bằng nước ấm sau khi chiến đấu. Đặc biệt, người nuôi cần dùng thuốc để xoa bóp, massage thư giãn để các vết thương mau chóng lành lặn. Lưu ý: Không được nhốt gà hoặc để chúng ngủ tại những nơi bị lạnh.
  • Sau khi gà chiến đấu xong, bạn cần phải hiểu chú gà của mình. Xem mức độ thương tổn của gà như thế nào để có cách xử lý phù hợp. Lúc này thì không nên cho gà chọi ăn thóc hay ăn mồi. Thay vào đó, người nuôi nên cho chúng ăn cơm nóng và uống nhiều nước. Trong trường hợp nếu gà chọi của bạn không đủ sức để tự ăn cơm. Thì bạn cũng nên dành chút thời gian để đút cơm cho chúng, tuy nhiên đừng để chúng ăn no quá. 
  • Luôn giữ ấm cho gà để gà mau hồi phục khỏe mạnh bằng cách thắp điện sưởi cho chúng. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chú gà xem có điều bất thường gì không để điều trị kịp thời. 
gà chọi bị khò khè
Chăm sóc phòng tránh gà chọi bị khò khè

Cách chữa trị khi gà chọi bị khò khè sau chiến đấu đúng cách

Khi bạn thấy gà chọi của mình bị đờm, bị đi ngoài và khò khè khó thở. Thì bạn nên bổ sung liền cho gà thuốc tiêu đờm của người, thuốc đặc trị đi ngoài và cả thêm viên b1 nữ nhé. Nếu gà vẫn không khỏi bệnh, bạn có thể cho gà ăn lá trầu không được vò nát kết hợp với ít muối ăn. Đồng thời cũng nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác. Nhưng tuyệt đối không cho chúng ăn mồi, bởi lúc này hệ tiêu hóa của chúng đang rất kém.

Xem Thêm  Gà Jap là gà gì? Có dễ nuôi hay không ? Nơi bán jap ở đâu?

Ngoài ra, để giảm bớt đờm khi gà chọi bị khò khè, bạn cũng nên cho gà chạy nhảy thoải mái. Dùng tay để vỗ sạch đờm, sau đó vần hơi, hâm nóng cho gà chọi. Hoặc thậm chí cho nó thêm vài đòn kích thích sức đề kháng. Đây chính là cách chữa trị gà bị khò khè rất hiệu quả từ nhiều người nuôi gà chọi lâu năm.

Mẹo nhỏ: Nếu bạn muốn gà chọi của mình luôn khỏe mạnh và thực sự sung sức trước khi tham gia chiến đấu. Thì trước đó 2 ngày, người nuôi nên cho gà uống canxi ống dung tích 0,5cc (đối với gà 1kg) hoặc 1cc (đối với gà 2kg). Đảm bảo gà của bạn sẽ mạnh hơn trông thấy. 

gà chọi bị khò khè
Chữa trị khi gà chọi bị khò khè

Trên đây là những nguyên nhân và cách chữa trị khi gà chọi bị khò khè sau chiến đấu đúng cách nhất. Hy vọng thông tin trong bài viết này của yeugada sẽ giúp cho những người nuôi gà có được những cách chữa trị hữu ích cho gà chọi của mình. Thường xuyên chăm sóc và cưng những chú gà của bạn để chúng đem lại những kết quả chiến đấu tốt nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *