5 cách nuôi gà chọi chiến đá hay tại yeugada

cách nuôi gà chọi chiến

Cách nuôi gà chọi chiến là từ khóa đang được rất nhiều anh em đam mê bộ môn đá gà tìm kiếm với số lượng rất lớn. Với kinh nghiệm nuôi gà nhiều năm, Yeugada đã đạt được rất nhiều thành công và trải qua không ít thất bại để có thể tổng hợp được cho anh em về cách nuôi gà chọi chiến. Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm của Yeugada, sẽ giúp cho anh em tìm ra một cách nuôi gà chọi chiến cho riêng mình. Cùng tham khảo ngay nhé.

Cách nuôi gà chọi chiến đá hay

cách nuôi gà chọi chiến
Để nuôi được một con gà chọi hay phải cần có rất nhiều công phu trong cách nuôi gà chọi chiến. Bạn cần đảm bảo cho chiến kê của mình luôn khỏe mạnh đồng thời có kế hoạch vần vỗ riêng. Tham khảo để áp dụng ngay cho chiến kê của mình nha.

Xem thêm : 7 kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt – Yeugada

Chế độ dinh dưỡng thiết yếu

Chế độ dinh dưỡng là một trong những cách nuôi gà chọi chiến rất quan trọng. Nên cho ăn 2 bữa thóc ở buổi sáng và chiều tối (nên cho ăn đúng giờ để có bộ máy tiêu hóa tốt).

Buổi trưa nên bổ sung thêm mồi tươi và nên ăn chín như: thịt bò, lươn, rắn. Rau xanh thì nên cho ăn: rau muống, cà chua, giá đỗ…và phải rửa cho sạch tránh trường hợp rau có phun thuốc dẫn đến hư hại đường ruột của gà.

Xem Thêm  Kinh nghiệm nuôi gà rừng đá cực hay cho anh em sư kê

Om gà là cách nuôi gà chọi chiến

Mỗi người nuôi sẽ có cách om khác nhau từ nguyên liệu cho đến thời gian. Theo Yeugada mà anh em có điều kiện thì nên om gà vào buổi sáng là tốt nhất, sau đó có thể cho gà chạy lồng tập thể lực. Buổi trưa nếu có nắng thì nên phun nước chè, phơi nắng cho gà để gà được đỏ và bóng.

Tập lực là cách nuôi gà chọi chiến chuẩn

Tập lực gồm công đoạn vần gà và chạy lồng. Cần phải kết hợp vần đòn với vần hơi xen kẽ để gà có độ tải đòn, lại có sức bền và độ dẻo dai. Tuy nhiên, anh em phải xem thương tích sau mỗi trận vần để có lịch nghỉ ngơi cho hợp lý nhé.

Phục hồi sau khi lâm trận

Đây có lẽ là cách nuôi gà chọi chiến hết sức quan trọng, quyết định đến việc thành công hoặc thất bại khi mang gà đi đá. Nếu không biết cách phục hồi thì gà sẽ yếu đi hoặc tụt lực, về sau nhảy rất kém hoặc mất gân, điều tồi tệ nhất là gà om đòn, hoặc ốm chết.

Vào nghệ cho gà chọi

Việc vào nghệ cho gà là rất quan trọng, ngoài việc làm cho da dày và đỏ đẹp hơn thì còn có tác dụng giúp gà ngót mỡ và khô ráo. Đặc biệt là sức chịu đòn khi thi đấu.

Sử dụng những loại thuốc bổ trợ chuyên biệt 

Sử dụng những loại thuốc bổ trợ chuyên biệt 
Ngoài những cách nuôi gà chọi chiến Yeugada đã tổ hợp trên, thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thêm cho chiến kê của mình những loại thuốc sau để tăng hiệu suất cao nhất cho gà nhé.

Thuốc bổ nội tạng

Loại thuốc này giúp bổ máu, bổ não, rất tốt cho hệ tiêu hóa để gà tiêu hóa thức ăn nhanh mà không bị đầy bụng, gà ỉa phân đẹp hơn, và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Xem Thêm  Gà Kiến : Đặc điểm và quá trình nuôi giống gà Kiến

Trong quá trình nuôi, nếu sử dụng thuốc này liên tục thì gà có nội lực tốt hơn, sau khi đá xong rất nhanh hồi sức.

Thuốc bổ xương, gân, gối BIO

  • Thuốc bổ sung Canxi rất tốt cho việc phát triển xương, giúp gà cứng và đứng vững hơn.
  • Bổ gân sẽ giúp gân gà cứng cáp, dẻo dai.
  • Bổ xương cốt giúp xương chắc khỏe, còn xương gãy mau lành.
  • Ngoài ra còn giúp chữa mất gân cho gà.

Thuốc tăng cơ bắp

Loại thuốc này sẽ tăng thể lực cho gà, dùng cho gà bị gầy yếu, hoặc thiếu vitamin. Giúp gà có được đôi chân cứng cáp, đôi cánh khỏe mạnh, có sức bật tốt hơn.

Đây là một loại thuốc có thể áp dụng trong cách nuôi gà chọi chiến hàng ngày rất tốt để gà được phát triển về hệ cơ và có một cơ bắp săn luôn chắc chắn, khỏe mạnh.

Chữa bệnh thường hay gặp ở gà chọi 

cách nuôi gà chọi chiến
Không thể không nói đến cách nuôi gà chọi chiến dường như ai cũng cần phải biết đó là chữa ngay các loại bệnh phổ biến khi nuôi gà chọi như sau:

Bệnh Nấm Mốc

Cách đơn giản và hiệu quả nhất là dùng ngay thuốc đặc trị nấm mốc cho gà chọi của Thái Lan. Mốc nhẹ thì nên làm sạch vết mốc rồi dùng thuốc bôi ngoài da, còn mốc nặng thì hãy kết hợp dùng thêm thuốc mốc uống.

Bệnh Đậu Gà

Có thể chữa bệnh này theo cách dân gian là dùng lá lốt giã nhuyễn với muối hạt, rồi lấy nước đó bôi lên chỗ bị đậu, còn bã thì cho gà ăn. Hoặc dùng Xanh methylen có bán tại các hiệu thuốc thú y để bôi lên vết đậu.

Xem Thêm  Cách chữa trị cho gà chọi bị khò khè sau khi chiến đấu

Tẩy giun định kỳ

Khi đã bị nhiễm giun thì gà sẽ chậm lớn, còi xương, ủ rũ, lười ăn. Hoặc ăn nhưng không thể lớn, và dần dần suy nhược rồi chết. Nên tẩy giun cho gà chọi khi gà được 1.5 tháng. Anh em có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Mebendazol hoặc Levamisol hay Ivermectin. Tốt nhất là nên dùng Mebendazol trộn vào thức ăn cho đàn gà. Nên tẩy giun 2 lần, lần nhắc lại thứ 2 sẽ cách lần đầu 4 ngày.

Lời kết

Bài viết trên đây của Yeugada đã tổng hợp cho anh em cách nuôi gà chọi chiến cho anh em tham khảo và học hỏi. Hy vọng với những thông tin về cách nuôi gà chọi chiến sẽ giúp ích cho các anh em trong việc chăm sóc chiến kê của mình. Hãy luôn tìm tòi cho mình những kiến thức về gà chọi để có được kỹ thuật chăm sóc luôn được tối ưu nhất nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *