Chữa bệnh hen ở gà chọi cực kỳ đơn giản và dễ dàng thực hiện. Trong quá trình nuôi gà thì bệnh hen sẽ thường bắt gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nguyên nhân và các chữa bệnh hen ở gà chọi liệu anh em đã biết hay chưa??
Bài viết này của Yêu gà đá sẽ giúp anh em nuôi gà chọi hiểu kỹ hơn về bệnh hen ở gà cũng như giới thiệu đến đến anh em cách chữa bệnh hen ở gà chọi hiệu quả nhất. Anh em hãy cùng với Yêu gà đá tìm hiểu để biết cách chữa trị cho chiến kê của mình nhé!
Chữa bệnh hen ở gà chọi và một số điều cần biết – Yêu gà đá

Để có thể chữa bệnh hen ở gà chọi thì trước tiên anh em hãy cùng với Yêu gà đá tìm hiểu về các biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh trước nhé!!!
Biểu hiện của gà khi bị nhiễm bệnh
- Gà ho nhẹ, có hiện tượng sổ mũi, khó thở, lắc mặt sau đột nhiên sẽ trở nên rất nặng do ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, E.Coli hoặc các bệnh khác có thể dẫn đến việc gà bị chết.
- Gà ngạt thở từng cơn, trong cơn ngạt gà sẽ tím tái, há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh, gà rướn cao cổ để hít khí, cuối cơn rít sẽ có tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng.
- Mặt, mắt của gà bị sưng, có bọt, có một số gà đã bị mù bởi tuyến nước mắt bị viêm loét.
Nguyên nhân gây ra bệnh hen ở gà chọi.
Bệnh hen ở gà do chính vi khuẩn Mycoplasma gây nên. Bệnh nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện vệ sinh môi trường và phương pháp quản lý chăm sóc.
- Khi khí hậu thay đổi như quá nóng, gió rét, độ ẩm cao và độ thông thoáng kém tạo điều kiện phát sinh bệnh.
- Gà sau khi đi đá hoặc vần về vỗ hen không được kỹ.
- Mật độ vi khuẩn Mycoplasma đã có trong chuồng nuôi.
- Sức đề kháng của chính cơ thể.
- Mật độ của các loại vi khuẩn kế phát.
- Điều kiện của khí hậu, thời tiết, độ ẩm, môi trường…
Cách chữa bệnh hen ở gà chọi đơn giản theo dân gian – Yêu gà đá

Chữa bệnh hen ở gà chọi theo dân gian sẽ giúp cho anh em tiết kiệm được chi phí nhưng hiệu quả đem lại cũng không hề làm anh em thất vọng đâu, cùng với Yêu gà đá tìm hiểu ngay nhé!!!
Chữa bệnh hen ở gà chọi bằng lá trầu không
Các bạn hãy dùng lá trầu không giã nát với muối hạt sau đó nhét vào trong miệng gà một ngày từ 2 đến 3 lần, làm liên tục trong vòng 2 đến 3 ngày và đừng quên cho được gà ở chỗ ấm, nền chuồng khô ráo, tránh gió lạnh và cả gió lùa.
Chữa bệnh hen ở gà chọi với tỏi
Việc chữa hen cho gà bằng tỏi không chỉ đơn thuần là sẽ cứ cho gà ăn tỏi là khỏi mà cần phải áp dụng đúng cách và đúng liều lượng thì gà mới có thể khỏi được bệnh hen.
– Nếu gà bị hen nhẹ có thể cho ăn ngay 1 nhánh tỏi dã nát khoảng 2-3 ngày/lần. Hoặc cho pha với nước với tỉ lệ 1:1và cho uống thường xuyên 2 ngày/lần.
– Nếu gà đã bị hen nặng thì cần có chế độ ăn uống và chữa trị bằng tỏi khác với gà mới bị. Đầu tiên là hãy thay đổi chế độ ăn uống của gà. Cho gà ăn thêm đồ tươi như thịt lợn, thịt bò. Nếu gà không ăn thì hãy nhét vào miệng cho gà. Sau đó sử dụng tỏi tươi đập pha với nước cho uống. Nếu bạn đã ngâm tỏi cùng với rượu thì cũng có thể sử dụng.
Xem thêm: Bí quyết nuôi gà con khỏe mạnh theo dân gian ở Yêu gà đá
Chữa bệnh hen ở gà chọi bằng thuốc thú y – Yêu gà đá

Ngoài việc chữa bệnh hen ở gà chọi theo dân gian thì anh em có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh hen ở gà chọi bằng thuốc thú ý theo hướng dẫn sau đây của Yêu gà đá nhé!!!
Bước 1: Vệ sinh
Sát trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu chăn nuôi gà bằng IOGUARD – 300 hoặc BESTAQUAM – S với liều lượng 2-4ml/1lít nước. Phun trực tiếp vào khu vực đang chăn nuôi từ 1 – 2lần/tuần.
Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều lượng 4 – 6ml/1lít nước. Phun xung quanh của toàn bộ trang trại chăn nuôi.
Bước 2: Dùng kháng sinh
- Dùng TYLOGUARD liều 1g/2lít nước, tương đương với 1g/10kg thể trọng gà và dùng liên tục trong 5 ngày. Kết hợp DOXYCLINE 150 liều 10mg/kg thể trọng gà cùng dùng liền tục trong 5 ngày.
- Hoặc dùng MOXCOLIS liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà liên tục trong 5 ngày.
- Hoặc dùng AMOXY 50 liều 1g/5lít nước, tương đương 1g/25kg thể trọng gà liên tục trong 5 ngày.
- Hoặc dùng NEXYMIX liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà liên tục trong 5 ngày.
Bước 3: Dùng Vitamin, điện giải và cả men tiêu hóa
- Dùng AMILYTE – UNISOL 500 – VITROLYTE liều 1 – 2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung vitamin, điện giải và giải độc. Nhưng phải có Vitamin K để chống xuất huyết và uống liên tục đến khi khỏi bệnh.
- Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN liều 1 – 2ml/lít nước uống để nhằm giải độc và tăng chức năng gan-thận. Cho uống liên tục trong cả quá trình điều trị.
- Dùng ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều 100g/50kg thức ăn để bổ sung các men sống giúp tăng quá trình chuyển hóa. Dùng được thường xuyên cho các giai đoạn phát triển.
Lời kết
Trên đây chính là những kiến thức cần thiết về cách chữa bệnh hen ở gà chọi mà Yêu gà đá đã tổ hợp và giới thiệu đến cho anh em. Các anh em có thể ghi lại kinh nghiệm để lựa chọn cho mình cách chữa bệnh hen ở gà chọi một cách dễ dàng nhất nhé, chúc anh em sẽ áp dụng cho chiến kê của mình thành công!!!